ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc vận dụng công nghệ vào các lĩnh vực trong đời không còn xa lạ nữa. Và ngành GD cũng đã từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại.

            Hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thể hiện rõ nét nhất qua các “giáo án điện tử”.

            Tuy nhiên, đây là việc làm mới mẻ, chưa có sự thống nhất về mặt hình thức.

            Nay tôi muốn đặt ra một số vấn đề để cùng thảo luận và từ đó có thể có được tiếng nói chung nhất.

1. Về sử dụng từ ngữ

            Hiện nay đa số sử dụng từ ngữ “giáo án điện tử”, theo tôi là chưa chính xác. Tôi thì đọc tài liệu và thấy sử dụng từ “bài giảng điện tử” là hợp lý.

2. Về cách thể hiện bài giảng điện tử trên lớp

            Đây là một cách giảng dạy mới mẻ. Chính vì điều này, mỗi nơi làm mỗi kiểu và không có một tiêu chí chung nào để đánh giá như thế nào là một bài giảng điện tử hay?

            Tôi xin có một vài ý kiến sau.

            – Khi đã gọi là một bài giảng điện tử, thì nó phải hoàn chỉnh về mặt cấu trúc, bài giảng. Nghĩa là các đề mục của bài giảng được thể hiện rõ.

            – Có sự quy định về cách ghi bài và HS ghi bài trực tiếp trên màn chiếu, còn bảng đen thì là nơi HS luyện tập, thực hành.

            – Hiện nay, các thầy cô sử dụng từ “giáo án điện tử” nhưng nó sử dụng như một bảng phụ bình thường. Nghĩa là bên màn chiếu thể hiện bài giảng, sau đó ghi lại trên bảng đen để HS ghi bài (đây là thao tác trùng lặp) và HS cứ nhìn qua nhìn lại.

            – Về hình thức, có nên quá lạm dụng các hiệu ứng không cần thiết hay không? Tôi có cảm giác nhiều nơi thích như thế. Càng có nhiều “kỹ xảo” hiệu ứng thì càng được điểm cao.

            * Tóm lại, chúng ta cùng nhau trao đổi những vấn đề sau:

            – Khi dùng từ “bài giảng điện tử” thì đây phải là bài giảng hoàn chỉnh trên màn chiếu và HS ghi bài trên đó

            – Còn khi dùng màn chiếu như bảng phụ thì có nên dùng từ “bài giảng điện tử” không? Hay đó chỉ là phương tiện hỗ trợ mà thôi? Và khi đã xem là bản phụ thì có phải ghi đề mục trên màn chiếu hay không?

            – Việc sử dụng “kỹ xảo” quá nhiều, không cần thiết có nên hay không?

            Tôi muốn được tiếp thu nhiều ý kiến của cộng đồng GV để tôi có thêm những nhận thức đúng đắn về vấn đề này

7 bình luận

  1. theo em thi viec ung dung CNTT la 1 van de con nhieu dieu can phai ban. truoc het viec su dung GADD hay BGDT. mat tri cua no la viec HS thu dong trong tiep thukien thuc

  2. Tôi không biết bạn đã ứng dụng CNTT trong giảng dạy chưa?
    Hiện nay không ai phủ nhận tính tích cực của nó.
    Còn mặt trái như bạn nói thì đó là do người sử dụng công cụ, chứ đừng đổ lỗi cho công cụ.
    HS thụ động là do GV thiết kế bài giảng một cách thụ động. Công cụ hỗ trợ không hề có lỗi gì.

  3. Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy là một việc cần phải làm và làm thế nào cho có hiệu quả mới là một vấn đề cần được quan tâm.
    Mổi giáo viên cần phải hiểu được khi ứng dụng công nghệ vào dạy học nhằm chỉ để mô phỏng, sử dụng phương tiện công nghệ hiện đại chỉ để nhấn mạnh nội dung cần trình bày chứ không lạm dụng quá mức. +Giúp học sinh làm quen với cách giải quyết vấn đề có ứng dụng công cụ tin học.
    + Định hình hướng tới ứng dụng.
    Để đánh giá được kết quả đáng khích lệ vè các giái trị trên.

  4. Bài giảng điện tử được gọi là “hay” phải đáp ứng các yêu cầu sau:
    + Ngắn gọn, xúc tích không dài dòng mà tóm tắt vấn đề cần truyền tải.
    + Hạn chế tối đa các hiệu ứng ( chuyển trang, màu sắc quá chói … ) dễ làm học sinh mất tập trung.
    + Minh họa bằng hình ảnh xác với nội dung cần giảng dạy sẽ là một ý tưởng hay hơn là chỉ trình bày bằng văn bản thô.

  5. theo tôi, đối với cấp THCS thì nên xem máy chiếu như 1 phương tiện hổ trợ trong dạy học mà thôi. vì thực ra đối tượng hs ở cấp học này đa số còn mơ hồ chưa biết cách ghi chép (thường thì thầy ghi gì trò ghi đó). vậy nên những kiến thức cơ bản nhất, trọng tâm nhất của bài học cần được lưu lại trên bảng đen, những kiến thức đó chính là nền tảng để học sinh dựa vào đó mà vận dụng làm bài tập. Đối với máy chiếu việc lưu lại những kiến thức trọng tâm là điều không thể làm, vì khuôn viên của 1 slide không đủ để làm việc đó!
    còn về vấn đề cách gọi tên …theo tôi nghĩ thì không nên phí công đào sâu phân tích làm gì. Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào phương pháp dạy chứ không phụ thuộc vào hình thức gọi tên..chẳng phải GD đang đổi mới theo hướng bỏ qua những lý thuyết “Kinh viện”?

  6. Theo tôi thì việc ứng ụng CNTT vao giảng dạy nên được chú trọng nhưng ko nên quá lạm dụng nó.tùy vào từng bài giảng nội dung kiến thức cần truyền cho HS mà ta co những phương pháp riêng.khi trình chiếu thì ko nên lạm dụng quá các hiệu ứng vì nó sẽ lam cho HS ko chu tâm vào nội dung kiến thức bài giảng ma chỉ quan sát các hiệu ứng……

  7. Như chúng ta đã biết, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy – học đóng một vai trò tích cực trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy – học.
    1/ Thuật ngữ trước dây gọi là “Giáo Án”. Từ Năm học 02-03 chương trình SGK mới được Bộ GD đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông, cùng với việc đổi mới PP day học lấy học sinh làm trung tâm thì Giáo Án được gọi với đúng nghĩa của nó là “Bài Giảng”. GV muốn dạy HS bài nào thì việc đầu tiên phải làm là: “Thiết kế Bài Giảng” thay cho thuật ngữ “soạn giáo án” trước đây. Do đó gọi là “Bài Giảng Điện Tử” là đúng nghĩa nhất. Việc gọi là “giáo án điện tử” của một số người có thể do thói quen từ trước, có thể do chưa nắm được tinh thần đổi mới của GD…
    2/ chữ và hình trong mỗi slide bài giảng điện tử phải hoàn chỉnh, đồng nhất về mặt cấu trúc, cỡ chữ, kiểu chữ. nội dung kiến thức bài giảng được thể hiện rõ qua từng đề mục. Các Slide không nên sử dung nhiều hiệu ứng, màu sắc làm mất tập trung của HS. Cần lưu ý tốc độ của hiệu ứng, quá nhanh HS không kịp tiếp thu, quá chậm làm mất thời gian…
    3/ Bài giảng điện tử có hoàn chỉnh như thế nào cũng là một phương tiện hỗ trợ dạy – học. Nó không thể thay thế vai trò của người thầy hay người trò trong một tiết dạy – tiết học.

Gửi phản hồi cho Huỳnh Nhật Nam Hủy trả lời